Mỹ Anh nói gì với CEO Tim Cook?
Điểm mới của giải năm nay là bổ sung giải Viên ngọc sáng, với sự tranh tài của các đội bóng còn lại. Kết quả, giải Viên ngọc sáng được trao cho 3 đội: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ.Cho vịt nằm điều hòa, nghe nhạc, thu tiền tỉ mỗi năm
Chương trình Chuyến xe Tết sum vầy 2025 đã kết thúc nhận vé vào ngày 5.1.2025. Trong số 2.000 sinh viên và người lao động may mắn có trên tay tấm vé về quê đón Tết Ất Tỵ cùng gia đình, không ít câu chuyện khiến nhiều người phải xúc động.Em Trần Thị V.V (sinh viên Đại học Ngân hàng TP.HCM, quê Bình Định) là một trong những hoàn cảnh như thế. Bố mẹ ly hôn khi V.V còn trong bụng mẹ, một mình mẹ V.V phải nuôi nấng và chăm sóc 4 chị em. Kinh tế gia đình chỉ dựa vào 2 sào ruộng với 1 con bò, trong khi mẹ em năm nay cũng đã lớn tuổi, thường xuyên bị đau lưng và chân nhưng vẫn phải làm nhiều việc nặng nhọc để trang trải chi phí. "Tết đến em rất muốn sớm về để đón tết cùng mẹ, nhưng mà nghĩ đến tiền xe thì rất lo lắng. Vì tiền xe năm nào em về cũng tầm 800 ngàn trở lên, đó là một số tiền khá lớn đối với em", V.V chia sẻ. Năm nay là lần đầu tiên cô sinh viên này nhận được vé xe Tết sum vầy và đây chắc chắn sẽ là một hành trình đầy ấm áp với V.V trước thềm xuân mới.Sinh ra tại Hà Tĩnh, cô sinh viên năm nhất Lương Thị H.T (sinh viên Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) cũng đang háo hức được về quê đoàn tụ với gia đình vào ngày 20.1.2025 sắp tới. Gia đình vốn đã khó khăn, em trai H.T lại không may mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, đã chữa trị 3 năm vẫn không thuyên giảm. Hằng tháng, gia đình H.T vẫn phải lo cho em trai đi bệnh viện uống thuốc định kỳ, đồng thời vay mượn để lo cho việc học của em. T chia sẻ: "Cái tết đầu tiên xa nhà em rất muốn được về nhà nhưng do tiền vé không hề rẻ. Để cha mẹ phải bỏ một số tiền không nhỏ để em về quê ăn tết, em thật sự rất thương và rất băn khoăn. Nhưng năm đầu xa nhà ăn tết một mình nơi đất khách em cũng rất buồn và tủi thân". Nhận tin sẽ được chương trình chuyến xe Tết sum vầy hỗ trợ vé về Hà Tĩnh, H.T không kìm được nước mắt xúc động.Không chỉ sinh viên, câu chuyện của những người lao động khó khăn cũng khiến bất cứ ai cũng phải ngậm ngùi. "Tôi Trần Nguyên B., là một người mù bẩm sinh, khi sinh ra hai mắt tôi hoàn toàn không nhìn thấy một xíu ánh sáng nào. Cảm nhận thế giới xung quanh của tôi là một màu đen vô tận. Hiện tại tôi đang sống và lao động ở TP.HCM, sau tôi là hai đứa em gái đang tuổi ăn tuổi học và một mẹ già, còn bố tôi mất cách đây 10 năm, với đồng lương ít ỏi mà mẹ tôi đi làm thuê thì không đủ để trang trải và lo cho hai đứa em", đó là những dòng tâm sự đầy xúc động của anh B. (quê ở thành phố Huế) gửi về chương trình.Chương trình chuyến xe Tết sum vầy đến với anh trong tình trạng kinh tế khó khăn khiến công việc xoa bóp bấm huyệt anh đang làm không còn đủ trang trải chi phí sinh hoạt. Tấm vé nghĩa tình từ chương trình sẽ đưa anh về quê ăn tết với mẹ và hai em ở quê, để an ủi cho những nhọc nhằn trong năm cũ và thắp lên hy vọng vào một năm 2025 khởi sắc hơn.Chương trình Tết sum vầy do Báo Thanh Niên phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ học sinh sinh viên TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam trao tặng 2.000 tấm vé xe về quê đón Tết Ất Tỵ 2025 cho sinh viên và người lao động khó khăn. Lễ tiễn chia tay sinh viên và người lao động sẽ tổ chức vào sáng 20.1.2025 tại Sân 4A, Nhà Văn hóa Thanh niên (Số 04 Phạm Ngọc Thạch, phường Bến Nghé, quận 1). Chương trình được tổ chức trong bầu không khí ấm cúng, với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, các phần quà Tết ý nghĩa cùng lời thăm hỏi động viên từ lãnh đạo các ban ngành.Bắt đầu từ TP.HCM, năm nay chuyến xe Tết sum vầy - Xuân hạnh phúc 2025 sẽ lăn bánh về các tỉnh: Ninh Thuận, Phú Yên, Quy Nhơn (Bình Định), Đắk Lắk - Gia Lai - Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa. Chỉ còn ít ngày nữa, chuyến xe sẽ chính thức khởi hành, mang theo niềm hân hoan và ước vọng về một năm mới ngập tràn yêu thương, hạnh phúc.Chương trình chuyến xe Tết sum vầy 2025 là hoạt động xã hội thường niên, có ý nghĩa tinh thần to lớn khi diễn ra cận Tết Nguyên đán, ngày lễ quan trọng nhất với người dân Việt Nam. Sau khi hoàn tất việc phát vé, ban tổ chức đang tích cực chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo để chuyến xe được tổ chức thành công, an toàn.
Thí sinh xét học bạ vào HUTECH ngay sau tết để ‘chốt’ suất học bổng hấp dẫn
Chiều 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó chủ tịch UBND xã Thạch Lạc (TP.Hà Tĩnh) cho biết, lực lượng chức năng cùng ngư dân địa phương đang tổ chức trục vớt 3 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm trên biển.Trước đó, vào khoảng 6 giờ sáng cùng ngày, ông Nguyễn Văn Ngọc, ông Nguyễn Văn Cảnh và ông Trần Đình Xuân cùng 3 ngư dân khác ở xã Thạch Lạc cùng nhau đi trên 3 chiếc thuyền cá có công suất 24CV ra biển thả lưới đánh bắt cá trích.Đến trưa, 3 chiếc thuyền cá khi đang trên đường trở về, cách bờ khoảng 6 hải lý thì tất cả đều bị sóng đánh chìm. Phát hiện sự việc, các thuyền cá di chuyển ở gần đó đã nhanh chóng tiếp cận, ứng cứu kịp thời 6 ngư dân trên 3 chiếc thuyền gặp nạn đưa vào bờ an toàn. Người dân sau đó đã trình báo sự việc cho chính quyền địa phương và thông báo cho các tàu thuyền khác hỗ trợ, lên phương án trục vớt các thuyền cá bị chìm. "Sau nhiều giờ nỗ lực, lực lượng chức năng cùng các ngư dân địa phương đã đưa được 1 chiếc thuyền cá vào bờ. Để trục vớt 2 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm còn lại, chúng tôi đang liên hệ với lực lượng Bộ đội Biên phòng để cử tàu lớn ra khơi cứu hộ", ông Tùng nói.
Một trong những câu chuyện đặc biệt trong mùa tuyển quân năm 2025 là anh em sinh 3 Lý Tiến Tấn, Lý Tiến Tài, Lý Tiến Lộc (20 tuổi, ngụ xã Thới An Hội, H.Kế Sách, Sóc Trăng) cùng tình nguyện viết đơn nhập ngũ. Chia sẻ về quyết định của mình, Tiến Tấn cho biết: "Từ nhỏ, chúng em đã yêu thích hình ảnh người lính bộ đội cụ Hồ. Khi biết có đợt tuyển quân, 3 anh em cùng nhau đăng ký với mong muốn được phục vụ trong quân đội, cống hiến sức trẻ bảo vệ Tổ quốc. Gia đình rất ủng hộ quyết định này và chúng em sẽ cố gắng hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao".Chị Lâm Hồng Thúy Ngân, Bí thư Xã đoàn Thới An Hội, cho biết: "Ba anh em Tấn, Tài, Tiến là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần xung kích của thanh niên Sóc Trăng. Tôi tin rằng, với tinh thần kỷ luật, các bạn sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong quân ngũ, trở thành chiến sĩ ưu tú, góp phần bảo vệ quê hương, đất nước".Tương tự, anh em sinh đôi Nguyễn Quốc Huy và Nguyễn Quốc Hoàng (ngụ ấp Phú Hòa A, xã Phú Tâm, H.Châu Thành, Sóc Trăng) cùng nhau viết đơn tình nguyện nhập ngũ.Quốc Hoàng cho biết 2 anh em mong muốn tiếp nối truyền thống hào hùng của cha anh đi trước nên tình nguyện thực hiện nghĩa vụ công an năm 2025 để góp một phần công sức vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc. "Đây còn là môi trường giúp rèn luyện, cải thiện mình tốt hơn. Chúng em sẽ chấp hành tốt các quy định của đơn vị và nỗ lực hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao", Hoàng nói.Mùa tuyển quân năm 2025, Nguyễn Phát Huy (24 tuổi), Bí thư Chi đoàn ấp Cầu Đồn, TT.Huỳnh Hữu Nghĩa, H.Mỹ Tú (Sóc Trăng) là đảng viên, gương cán bộ đoàn tiêu biểu, cũng viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ.Sau khi tốt nghiệp đại học ngành xây dựng, Huy tham gia công tác Đoàn tại địa phương. Với sự năng nổ và luôn tích cực trong các hoạt động Đoàn, năm 2024, Huy được bầu làm Bí thư Chi đoàn ấp Cầu Đồn.Huy chia sẻ: "Tôi rằng, trong môi trường quân đội, tôi sẽ được rèn luyện bản lĩnh, trưởng thành hơn, cũng như vận dụng kiến thức đã học để phục vụ cho quân đội. Vì vậy, tôi đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Dù biết sẽ có nhiều khó khăn, thử thách nhưng bản thân cảm thấy rất vui và phấn khởi trước ngày lên đường nhập ngũ".Một tấm gương đáng chú ý nữa là Trần Minh Khang (ngụ xã Phú Mỹ, H.Mỹ Tú, Sóc Trăng). Hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ phải đi làm ăn xa nên từ nhỏ đến lớn Khang sống với ông bà nội. Khi nghe địa phương phát lệnh gọi nhập ngũ, với trách nhiệm với quê hương, đất nước, Khang đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Không chỉ có các nam thanh niên, năm nay còn ghi nhận sự tham gia của cô gái dân tộc Khmer Tạ Thị Yến Ly (23 tuổi, ngụ xã Hòa Tú 1, H.Mỹ Xuyên, Sóc Trăng). Yến Ly vừa tốt nghiệp ngành luật thương mại Trường ĐH Cần Thơ. "Em luôn ấp ủ ước mơ khoác lên mình bộ quân phục. Khi biết có cơ hội tham gia nghĩa vụ quân sự, em đã đăng ký và may mắn trúng tuyển và hiện đã sẵn sàng tinh thần lên đường nhập ngũ. Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện, chấp hành kỷ luật và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao", Yến Ly bày tỏ.Theo kế hoạch, năm 2025, tỉnh Sóc Trăng sẽ giao 1.650 quân cho các đơn vị. Để công tác tuyển quân năm 2025 đạt kết quả cao, Đoàn thanh niên đã phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy Quân sự cùng cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thanh niên phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện tham gia bảo vệ Tổ quốc. Tổ chức Đoàn cũng chủ động nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ, đặc biệt là những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn. Song song với công tác tuyển quân, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Sóc Trăng còn chú trọng công tác hậu phương quân đội, kịp thời hỗ trợ, động viên gia đình tân binh, giúp thanh niên an tâm lên đường nhập ngũ.
Ăn uống kiểu này không tốt cho 'bản lĩnh đàn ông'
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn và tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam. Các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhất là với kỷ nguyên vươn mình, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy…Ông bày tỏ tin tưởng những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản.Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, cho biết qua khảo sát gần đây nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những quốc gia được kỳ vọng nhất là Việt Nam.Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá có lãi trong năm 2024, cao nhất trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp cũng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ, 56% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1 - 2 năm tới, đứng đầu tại ASEAN và Việt Nam là một trong những quốc gia có động lực phát triển mạnh mẽ nhất.Tại tọa đàm, các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng JBIC, các tập đoàn Moeco, Marubeni, Tokyo Gas, Shimizu, Sumitomo, Hitachi, Nippon Koei, Toyota, Aeon… đã trình bày cơ hội hợp tác.Đồng thời, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như năng lượng, triển khai đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, cao tốc Bắc - Nam đoạn Bến Lức - Long Thành, phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển Trường đại học Việt - Nhật, thúc đẩy đầu tư hướng tới tương lai, triển khai các dự án ODA thế hệ mới…Trước quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản về Việt Nam quyết liệt tinh gọn bộ máy, Thủ tướng cho biết, mục tiêu là giảm thời gian, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.Việc thực hiện cuộc cách mạng này và quá trình vận hành bộ máy mới cũng có thể phát sinh những vướng mắc, nhưng phía Việt Nam cam kết các cơ quan sẽ giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.Với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao Phó chủ tịch TP.HCM Bùi Xuân Cường, các cơ quan liên quan hoàn thành dứt điểm trước 30.4 các vấn đề liên quan thanh toán cho nhà thầu với dự án metro số 1 TP.HCM Bến Thành - Suối Tiên.Với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi với lãnh đạo Nhật Bản, Ngân hàng JBIC và các đối tác liên quan, Thủ tướng đề nghị JBIC khẩn trương, tích cực thực hiện các thỏa thuận, cam kết để cùng sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho dự án.Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước, điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.Cùng với đó, phía Nhật Bản tăng cường ODA thế hệ mới, mở rộng hơn, tăng quy mô, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh hơn. Đồng thời, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra quyết định nhanh hơn và phối hợp với phía Việt Nam hài hòa hóa thủ tục.